Quản lý hải quan đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
(VLR) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam góp ý hoàn thiện nhiều nội dung dự thảo Nghị định…
Nhằm kiểm soát, chống các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu, Cục Hải quan Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc cục, và với Phòng Giám sát hải quan trực tuyến-Tổng cục Hải quan và các cục hải quan địa phương để kiểm tra đối với các lô hàng có nghi vấn giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa.
Trưởng phòng Giám sát quản lý về hải quan (Cục Hải quan Hà Nội) Đặng Hoàng Điệp cho biết, việc kiểm soát hàng hóa phòng, chống gian lận xuất xứ, nhãn mác hàng hóa được các đơn vị chú trọng, đặc biệt trong quá trình làm thủ tục thông quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Theo đó, các chi cục hải quan trực thuộc đặc biệt lưu ý các mặt hàng của Việt Nam mà Mỹ, EU và Canada đã cảnh báo, có nguy cơ cao bị đánh thuế, ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp sản xuất chân chính trong nước và uy tín quốc gia (gỗ dán; đá nhân tạo, giá để đồ bằng sắt, đệm mút, xe đạp điện, lốp xe tải và xe khách, thép, linh kiện điện tử; vàng thép không gỉ; thép tấm cán nóng; sản phẩm gang đúc; xơ tổng hợp; thép chống ăn mòn; ruy băng trang trí; may mặc…).
Theo ông Đặng Hoàng Điệp, với việc giao chỉ tiêu cụ thể cho các chi cục, xây dựng kế hoạch cụ thể, các khâu nghiệp vụ đều được chấn chỉnh đề cao tinh thần cảnh giác. “Cục Hải quan Hà Nội đã giao các chi cục hải quan trực thuộc xây dựng danh sách doanh nghiệp trọng điểm, hàng tháng gửi báo cáo đánh giá tình hình XNK về cục, trên cơ sở đó xây dựng danh sách doanh nghiệp trọng điểm của cục để thiết lập tiêu chí phân luồng kiểm tra, cảnh báo trên hệ thống quản lý rủi ro”- ông Đặng Hoàng Điệp cho biết.
Cùng với việc triển khai kế hoạch trong từng khâu nghiệp vụ, công tác phối hợp cũng được triển khai chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc cục, Phòng Giám sát hải quan trực tuyến-Tổng cục Hải quan và các cục hải quan địa phương để thực hiện kiểm tra đối với các lô hàng có nghi vấn giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa.
Theo báo cáo của Cục Hải quan Hà Nội riêng trong tháng 9/2019, đơn vị đã kiểm tra 5 trường hợp nghi vấn tại Chi cục Hải quan Hòa Lạc và Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Yên Viên, kết quả phát hiện một số trường hợp vi phạm khai sai nhãn hiệu, số lượng và chủng loại hàng hóa, số tiền thuế tăng thêm và phạt vi phạm hành chính gần 15 triệu đồng.
Để chủ động ngăn chặn các hành vi vi phạm về gian lận xuất xứ hàng hóa, ông Đặng Hoàng Điệp cho rằng, vấn đề thông tin về mặt hàng, doanh nghiệp có nguy cơ cao là rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh sức ép về tạo thuận lợi thương mại đòi hỏi cơ quan Hải quan phải thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhanh chóng.
“Thông tin cảnh báo cần được cung cấp kịp thời và cập nhật thường xuyên để công chức hải quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ nhưng cũng tạo thuận lợi thương mại”- ông Đặng Hoàng Điệp cho biết.
Cục Hải quan Hà Nội đã đề xuất Tổng cục Hải quan thông báo danh sách mặt hàng đang bị các nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, các mặt hàng có rủi ro cao lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, các ngành sản xuất dư thừa công suất do Bộ Công Thương cung cấp để cục có cơ sở thực hiện biện pháp kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ.
Bên cạnh các giải pháp phòng, chống gian lận xuất xứ hàng hóa nói riêng, Cục Hải quan Hà Nội cũng tích cực đấu tranh chống gian lận thương mại, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nói chung.
Tính đến tháng 9/2019, Cục Hải quan Hà Nội đã phát hiện, xử lý 623 vụ buôn lậu, trong đó có 19 vụ về ma túy. Xử phạt 594 vụ vi phạm hành chính về hải quan với tổng số tiền phạt thu nộp ngân sách đạt 48,4 tỷ đồng. Đồng thời phát hiện, bắt giữ 141,13kg sừng tê giác; 16,581kg ngà voi.
Cục Hải quan Hà Nội đã thực hiện hai chuyên án là kiểm soát buôn lậu và vận chuyển trái phép sản phẩm động vật hoang dã và đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép xì gà thuộc địa bàn quản lý. Kết quả, đã phát hiện, bắt giữ 141,13kg sừng tê giác; 16,581kg ngà voi; 10.375 điếu xì gà các loại. Qua đó, khởi tố một đối tượng người Nam Phi vận chuyển 14,2kg sừng tê giác.
Trong thời gian từ nay đến cuối năm, Cục Hải quan Hà Nội đã xây dựng kế hoạch đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong, sau Tết Nguyên đán 2019; tăng cường công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam; tiếp tục triển khai thực hiện các chuyên đề: Kiểm soát có trọng điểm đối với hàng nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng; Giám sát, kiểm soát đối với hành nhập khẩu chuyển khẩu về các kho ngoại quan và Chuyên đề kiểm soát tiền chất xuất nhập khẩu trái phép qua địa bàn Cục; triển khai thực hiện tuần tra, kiểm soát phòng chống ma túy tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài; Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh; tiếp tục triển khai kế hoạch của Tổng cục Hải quan về tăng cường công tác kiểm soát ma túy, tiền chất.
Theo Báo Hải quan Online
Tin tức liên quan
(VLR) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam góp ý hoàn thiện nhiều nội dung dự thảo Nghị định…
Nhằm kiểm soát, chống các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu, Cục Hải quan Hà…
Nhằm kiểm soát, chống các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu, Cục Hải quan Hà…